Văn Khấn Bài Vị Thần Tài Đúng Nhất

Văn khấn bài vị thần tài có nhiều loại khác nhau, tuỳ vào lễ cúng và ngày cúng mà có sự phân biệt cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay cách cúng, khấn bài vị thần tài vào các ngày lễ khá tương đồng, quan trọng nhất vẫn là lòng thành của gia chủ. Nếu bạn muốn tìm hiểu một bài văn khấn bài vị Thần Tài đúng nhất,  đầy đủ nội dung thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Văn khấn bài vị Thần Tài có nhiều loại khác nhau, tuỳ vào ngày lễ mà có bài văn khấn phù hợp
Văn khấn bài vị Thần Tài có nhiều loại khác nhau, tuỳ vào ngày lễ mà có bài văn khấn phù hợp

Lễ vật cần có để cúng Ông Địa Thần Tài

Ông Địa Thần Tài là hai vị Thần có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tâm linh. của người Việt. Trong khi Ông Địa trông coi đất đai, quyết định phúc hoạ của một gia đình thì Thần Tài chưởng quản tài lộc, may mắn về mặt kinh tế cho các gia đình. Người ta tin rằng, nếu thành tâm thờ Ông Địa Thần Tài, luôn giữ cho bàn thờ trang nghiêm sạch sẽ, lễ cúng đầy đủ thì gia chủ sẽ được bình an, người thân khoẻ mạnh, gặp nhiều may mắn trong việc kinh doanh buôn bán.

Thực tế, lễ vật cúng Ông Địa Thần Tài phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Vào ngày thường, trên bàn thờ chỉ cần đảm bảo có bình hoa tươi, trái cây, chén nước…. Vào ngày lễ thì các lễ vật cần có khi chuẩn bị cúng Thần Tài, Ông Địa gồm có:

  • Trái cây (tối thiểu 5 loại)
  • 5 nén nhang
  • 5 chén nước
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối hột
  • 2 cây đèn cây hoặc nến
  • Thuốc lá
  • Một bộ giấy tiền vàng mã để cúng Thần Tài
  • Hoa (có thể là hoa hồng hoặc hoa cúc)
  • Bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi luộc, 1 con tôm hoặc cua luộc, 1 hột vịt luộc, nếu miền Nam thì thường người ta sẽ mua thêm một con. cá lóc nướng.

Cách bày trí mâm cúng Thần Tài Thổ Địa thường là:

  • Ở giữa là ba hũ gạo, muối và một ly nước đầy
  • Hoa quả sẽ đặt theo “Đông bình Tây quả”
  • Các vật phẩm để cúng Ông Địa Thần Tài thì đặt ở trước bàn thờ sao cho gọn  gàng trang nghiêm là được.

Mẫu văn khấn bài vị Thần Tài đầy đủ nhất

Ngày nay, người ta thường gộp văn khấn Thần Tài Thổ Địa thành một bài để thuận tiện cho việc lễ bái, thờ cúng. Tuy nhiên, vào mỗi dịp lễ cúng và tuỳ theo địa phương mà bài văn khấn bài vị Thần Tài sẽ có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là một số mẫu văn khấn bài vị Thần Tài quý khách có thể tham khảo:

1. Văn khấn bài vị Thần Tài hàng ngày

Khấn Thần Tài Thổ Địa không cần đợi đến ngày lễ mà ngày bình thường bạn cũng có thể bày tỏ tấm lòng với các vị Thần. Sau đây là bài khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày:

“Lạy Thành Hoàng bản cảnh, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương, linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là… …. niên canh (ngày sinh) … …. …..

Ở tại ngôi gia số … đường… quận … tỉnh (thành) … … Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được … …. …. (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ … … … (hứa hẹn tạ lễ)

Con xin Thành Hoàng bản địa, Ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.”

Khấn xong, vái (lạy) ba cái.

2. Bài cúng Thần Tài ngày rằm

Mồng một và ngày rằm là những ngày quan trọng để cúng Thần Tài Thổ Địa. Vào các ngày này, gia chủ có thể bày trí hoa quả, trái cây hoặc bánh kẹo, xôi chè để cúng cầu bình an, tài lộc, mua may bán đắt.

Văn khấn bài vị Thần Tài vào ngày rằm, mồng một và văn khấn vào ngày vía Thần Tài là giống nhau
Văn khấn bài vị Thần Tài vào ngày rằm, mồng một và văn khấn vào ngày vía Thần Tài là giống nhau

Văn khấn bài vị Thần Tài vào ngày mồng một và ngày rằm như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chu Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… 

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án, kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

(Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hoá Thông tin)

Ngoài ra, đây cũng là bài cúng vào ngày vía Thần Tài và cũng là bài cúng vào ngày rước bài vị Thần Tài Thổ Địa. Ngày vía Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Chuẩn bị lễ cúng vào ngày này sẽ giúp mua may bán đắt, việc làm ăn kinh doanh buôn bán gặp nhiều may mắn. Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần sắp xếp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ, dùng nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.

3. Bài văn khấn bài vị Thần Tài Thổ Địa khi thực hiện mua/bán đất hoặc chuyển tới nhà mới

Khi chuyển tới nhà mới, người ta thường làm lễ tân gia. Nếu gia đình có thờ Thần Tài Thổ Địa thì cần bày mâm lễ cúng và khấn các vị thần. Bài văn khấn bài vị Thần Tài khi chuyển đến địa chỉ công ty, cửa hàng mới như sau:

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày:… tháng… năm… 

Tín chủ con là: … … tuổi…

Hiện đang trú tại:… … …

Kính cáo chư vị Tôn thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ Địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần (Gia tiên, Thổ Công – Ông Táo, Phật…) vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ “Thiên di linh vị Thần đài” – Chuyển bàn thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí … … sang phòng …. Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa chấp lễ. cầu cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ: … … con xin dập đầu kính bái.

Sau khi khấn xin chuyển sang nhà mới, công ty mới thì gia chủ tiến hành tạ lễ, hoá vàng sau khi hương cháy được 2/3. Bạn bỏ tiền vàng dưới bát hương rồi đặt ở vị trí của nhà mới. Sau khi đã dời xong thì khấn bài văn tạ lễ sau đây:

Hôm nay là ngày … tháng … năm…

Tín chủ là:… …, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. 

Chúng con xin các vị Tôn thần chuyển bàn thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu chúc Phúc Lộc.

Kính xin chư vị thần linh phù hộ độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khoẻ mạnh, bình an mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: … …  cùng toàn gia xin dập đầu bái tạ.”

4. Bài văn khấn bài vị Thần Tài khi khai trương

Với người làm ăn kinh doanh, thờ Thần Tài Thổ Địa đặc biệt là Thần Tài đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi kinh doanh, ngày khai trương là ngày quan trọng, quyết định và ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh. Người ta thường nói rằng, “đầu xuôi đuôi lọt”, một khởi đầu thuận lợi sẽ giúp việc kinh doanh của bạn được suôn sẻ hơn.

Khai trương là ngày quan trọng do đó gia chủ nên bày lễ và cúng bái Thần Tài Thổ Địa long trọng, trang nghiêm
Khai trương là ngày quan trọng do đó gia chủ nên bày lễ và cúng bái Thần Tài Thổ Địa long trọng, trang nghiêm

Dưới đây là bài văn khấn bài vị Thần Tài ngày khai trương mà quý khách có thể tham khảo:

Kính lạy: 
Quan Đương niên Hành khiến Thái Tuế chí đức Tôn thần

Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần.

Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (âm lịch)

Tín chủ con là… Sinh niên… Hiện ngụ tại…

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con có xây cất (hoặc thuê được) 1 ngôi nhà ở tại xứ này là … (địa chỉ) (nếu là cơ quan, cửa hàng thì khấn là: “Tín chủ con là Giám Đốc (Thủ Trưởng), cùng toàn thể nhân viên công ty) nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (sản xuất) phục vụ, nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt.

Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn Thần,  dâng cúng Bách Linh, cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương niên, Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này. Xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội. 

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Một số lưu ý khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa

Khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa tuỳ vào điều kiện và lòng thành của gia chủ. Không cần phải quá khoa trương cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị những gì tốt nhất trong điện kiện cho phép. Tuy nhiên, cũng không nên quá sơ sài, thiếu tâm ý sẽ khiến việc thờ cúng không được linh thiêng.
  • Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cần được đặt theo phong thuỷ, tránh tình trạng đặt ở hướng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ và đường tài lộc của gia chủ. Nếu mới lập bàn thờ, nên thắp hương liên tục trong 100 ngày và mở đèn sáng để giúp bàn thờ tụ khí, dẫn lối các ngài an vị tại gia.
  • Đồ cúng phải sạch sẽ, nên là đồ tươi, giữ được lâu, không nên để hó quả khô héo. Nên bài trí hài hoà, hợp lý, nước nên thay mới thường xuyên và liên tục.
  • Trong quá trình cúng bài, nên tránh ảnh hưởng từ gió, con vật hoặc trẻ con làm tắt nến, đồ thờ lộn xộn.
  • Sau khi cúng xong, muối và gạo giữ lại trong nhà, nước và rượu đem rưới quanh sân, giấy tiền thì đem đốt hết, không được để dư. Bánh kẹo và hoa quả, đồ cúng hạ xuống cho người trong nhà ăn lấy lộc.

Tuỳ vào ngày, lễ mà có cách cúng bái Thần Tài Thổ Địa phù hợp. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ tìm được bài văn khấn bài vị Thần Tài phù hợp, có thể thực hiện lễ cúng một cách trang trọng và chu đáo nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chat Zalo
Gọi điện ngay