Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá 40 – 50cm – Phật Bà nghìn mắt nghìn tay đẹp

Thiên Thủ Thiên Nhãn là vị Đại Bồ Tát trong Phật Giáo, tượng trưng cho sự bao dung, bác ái của nhà Phật, giúp chúng sinh xoa dịu đau đớn, phiền não, được tai qua nạn khỏi, thoát khỏi khổ đau, bất hạnh. Ngài tượng trưng cho sự viên mãn vô ngại, có nghìn con mắt trí tuệ có thể thấu suốt cõi người, cõi trời, được thờ phụng đặc biệt rộng rãi trong Phật Giáo Đại Thừa.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau, trong đó các mẫu tượng bằng đá và bột đá cao cấp thường được ưa chuộng hơn hết do tính thẩm mỹ và độ bền cao, giá cả phải chăng hợp lý. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng hoặc có nhu cầu thỉnh tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá đẹp, tinh tế thì có thể tham khảo một số mẫu tượng dưới đây. 

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là ai?

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn có tên gọi đầy đủ là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại, ở Việt Nam, danh xưng của Ngài thường được lưu truyền là Quán Âm Tứ Tại, Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Phật Bà nghìn mắt nghìn tay hoặc một số tên gọi khác như Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Thiên Tý Quán Âm, Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm hay Thiên Thủ Thánh Quán Âm…

Giải thích về tên gọi Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, nhiều tài liệu ghi chép rằng, trong danh xưng của Ngài, Thiên tức là nhiều, là vô số; thủ là tay, nhãn là mắt, Quan Thế Âm nghĩa là có thể thấu suốt âm thanh của trần gian. Như vậy, hiểu trọn vẹn danh xưng của Ngài tức là vị Bồ Tát có vô số mắt, vô số tay (hay còn gọi là nghìn mắt nghìn tay) có thể cứu khổ, lắng nghe hết thảy âm thanh, tiếng kêu cứu của chúng sanh. Ngài là vị Bồ Tát có nghìn mắt nghìn tay nghe được nỗi bi ai, thống khố, tiếng kêu cứu của chúng sinh, sẵn sàng vươn tay cứu giúp, che chở, dạy họ thay đổi vận mệnh của chính mình.

Theo Thiên Thủ Kinh và một số tài liệu kinh điển Phật Giáo khác, Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn là một trong những hóa thân thường gặp của Quán Thế Âm Bồ Tát. Một trong sáu vị đại bồ tát của Phật Giáo Đại Thừa, là thị giả trợ tuyên cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Ngài đại diện cho tinh thần đại từ, đại bi của Phật Giáo, có vô số cánh tay, vô số con mắt trí tuệ, tượng Quan Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay được thờ vô cùng rộng rãi, không chỉ phổ biến ở các ngôi chùa lớn nhỏ trên cả nước mà còn được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại nhà.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá 40 – 50cm đẹp nhất

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá (Phật Bà nghìn mắt nghìn tay) của Rước Tài Lộc được chế tác hoàn toàn thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao. Tượng được làm ra để chuyên thờ phụng nên có tính thẩm mỹ, tính linh cao, các đường nét, chi tiết, đặc biệt là thần thái, ngũ quan tỏa sáng, có thần vô cùng ấn tượng.

Mời quý khách chiêm ngưỡng một số mẫu tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay đẹp bằng bột đá cao cấp của Rước Tài Lộc:

1. Tượng Thiên Thủ Thiên nhãn bằng đá vẽ gấm vàng TTTN-003

Tượng được làm bằng chất liệu bột đá cao cấp cho độ bền và độ bóng cao. Tượng Thiên Thủ Thiên nhãn được khắc họa với hình tướng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay. Mỗi một chi tiết trên tượng đều được khắc họa chân thật nhất. Sắc da hồng hào được các nghệ nhân khắc họa chi tiết nhất. Trên đầu chính là 9 khuôn mặt, mỗi tay cầm một pháp khí, hào quang phía sau tượng được khắc họa nghìn tay, trên tay có nghìn con mắt.

Hiện tại Rước Tài Lộc có các kích thước sau :

  • 16in – Cao 40cm
  • 19in – Cao 50cm

 

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn gấm vàng bằng bột đá cao cấp cao 40 - 50cm
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn gấm vàng bằng bột đá cao cấp cao 40 – 50cm
Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay vẽ gấm vàng đẹp
Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay vẽ gấm vàng đẹp

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn TTTN-003 là mẫu tượng được chụp thực tế tại cửa hàng. Quý Thầy, Cô, quý khách có thể đến tận nơi để tham khảo các mẫu tượng của cửa hàng chúng con.

2. Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá vẽ màu khoáng đỏ TTTN-004

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn TTTN-004 là mẫu tượng nằm trong dòng tượng cao cấp hiện nay. Diện áo được các nghệ nhân khắc họa thủ công, các chi tiết hoa văn trên áo được vẽ tỉ mỉ và chi tiết nhất. Phần da tượng được phủ hồng tạo cảm giác chân thật giống sắc da của người thật. Mỗi tay của Phật Bà đều cầm pháp khí và diện tượng được khắc họa trang nghiêm nhất. Tại Rước Tài Lộc có các kích thước sau:

Kích thước:

  • Tượng 16in – Cao 40cm
  • Tượng 19in – Cao 50cm
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là Phật bản mệnh của người tuổi Tý
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát là Phật bản mệnh của người tuổi Tý

3. Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng Poly gấm đỏ TTTN-001

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng poly vẽ gấm là một trong các diện tượng bằng poly cao cấp. Tượng có chất liệu nhẹ nên dễ dàng bài trí ở các không gian khác nhau. Tượng Poly Gấm thường dễ dàng vận chuyển ở các nơi xa. Hiện tại Rước Tài Lộc phát hành các kích thước sau:

  • 12in – cao 30cm
  • 16in- cao 40cm
  • 19in – cao 50cm
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Gấm Đỏ Poly đẹp nhất
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Gấm Đỏ Poly đẹp nhất

Hình tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay thường gặp

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có khi được thể hiện đầy đủ với nghìn con mắt và nghìn cánh tay, có khi số cánh tay và con mắt chỉ mang tính chất ước lệ. Tuy nhiên, nghìn mắt nghìn tay chỉ là con số ước lệ, ý chỉ đây là tôn tượng có vô số con mắt, vô số cánh tay. Trên thực tế, đa số các tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay hiện nay được thể hiện với 40 cánh tay mỗi cánh tay có 25 công dụng (40 x 25 là 1000 nên được gọi là nghìn tay). Trên tượng có 9 khuôn mặt, trên mỗi cánh tay có một con mắt trí tuệ.

Thông thường, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá ở Việt Nam được thể hiện như sau:

1. Phần cánh tay

Đặc điểm riêng biệt, khác biệt hoàn toàn của tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay với các tượng Quan Âm khác chính là số lượng cánh tay. Ở tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn thì:

  • Mỗi tượng sẽ có hai cánh tay chính tạo thành thủ ấn Hiệp Chưởng (hai lòng bàn tay úp vào nhau), tay trái tượng trưng cho Định, tay phải tượng trưng cho Tuệ.
  • Phía sau hai cánh tay chính là 16 hoặc 38 cánh tay khác, trên những cánh tay này là rất nhiều pháp khí, bảo vật nhà Phật như chày kim cang, tràng hoa, châu báu, tịnh bình, búa, kiếm, bánh xe pháp…
  • Tầng cuối cùng, phía sau những cánh tay cầm pháp khí là vô số cánh tay nhỏ tỏa tròn đều, trên mỗi bàn tay sẽ là một con mắt trí tuệ, tạo thành tôn tượng có nghìn tay nghìn mắt.

Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở các ngôi chùa lớn thường có 40 cánh tay lớn, trong đó có 2 tay tạo ấn Hiệp Chưởng, 38 cánh tay còn lại cầm pháp khí, phía sau là 960 cánh tay nhỏ. Trong khi đó, các tôn tượng thường được thỉnh về thờ tại nhà có kích thước tương đối nhỏ từ 40 – 50cm nên chỉ thể hiện 2 cánh tay tạo ấn Hiệp Chưởng, 16 cánh tay hai bên, phía sau là vô số cánh tay nhỏ tượng trưng tùy thuộc vào sự sáng tạo của người nghệ nhân. Lý do là theo Phật Giáo, nhìn mắt, nghìn tay là con số chỉ cho sự viên mãn, có thể hiểu là vô số, vô định, không bắt buộc là tượng phải thể hiện đủ 1000 cánh tay, 1000 con mắt.

2. Phần đầu

Mỗi tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở các quốc gia khác nhau sẽ có những cách thể hiện khác nhau. Ở nước ta, phần đầu của tượng sẽ bao gồm 11 giác ngộ được chia thành 5 tầng, tượng trưng cho ngũ trí của Phật. Trong 5 tầng này thì tầng trên cùng là pháp thân, ở dưới là báo thân và 3 tầng cuối là hóa thân.

Về phần mặt, các tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn có tổng cộng chín khuôn mặt. Trong đó, 3 mặt bên phải tượng trưng cho thuyết pháp quan sát, 3 mặt bên trái tượng trưng cho Bình Đẳng Tính Trí, 3 mặt ở giữa tượng trưng cho Đại Viên Cảnh Trí.

Ý nghĩa của việc thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát hay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay là vị Bồ Tát được thờ phụng đặc biệt rộng rãi trong các đình, chùa Phật Giáo. Không chỉ vậy, tôn tượng của Ngài còn được các Phật tử, những gia đình tín Phật, những người tôn kính Ngài thỉnh về thờ tại nhà.

Ý nghĩa của một số pháp khí trong tay Bồ Tát

Trong tay Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát cầm rất nhiều bảo vật, pháp khí của nhà Phật, mỗi pháp khí đều có những ý nghĩa riêng, có thể kể đến như:

  • Chuỗi tràng hạt: Tượng trưng cho sự thanh tịnh, là một hình thức pháp khí, một trong những phương tiện tu tập của Phật giáo. Chuỗi 14 hạt có ý nghĩa biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Quan Âm Bồ Tát.
  • Hoa sen: Là biểu tượng của sự thanh tịnh trong tâm, sự cao quý, phẩm hạnh giác ngộ của chư Phật, Bồ Tát
  • Bình cam lộ: Pháp khí đặc trưng của Quan Âm Bồ Tát, bên trong có chứa năng lượng pháp vị cam lồ, chứa nước mát có thể xoa dịu đau khổ của chúng sinh, giúp chúng sinh tận diệt phiền não
  • Pháp luân: Bánh xe pháp luân là biểu tượng cho cho chân lý, cuộc đời và vũ trụ, tượng trưng cho bánh xe luân hồi, chỉ có đoạn trừ vô minh, cắt đứt chuỗi xích trói buộc thì mới có thể thoát khỏi khổ ải
  • Cung tên: Tượng trưng cho sự hợp nhất của căn, đạo quả đánh bại tử ma, phiền não ma, ngũ ấm ma, thiên ma…
  • Các pháp khí khác: Có thể kể đến như búa, chày, móc câu, gươm báu… là những vật khí hung dữ, thường được sử dụng để hàng phục các quỷ dữ, chúng sinh cang cường, ngoan cố, hung hăng…

Ý nghĩa của tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay

Có rất nhiều sự tích về hình tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, dù là câu chuyện nào đi chăng nữa thì hình tượng của Ngài cũng là thể hiện cho sự vô lượng vô biên của trí tuệ và lòng từ bi. Hình tượng Ngài mang với nghìn tay nghìn mắt thể hiện cho thần thông của nhà Phật, có thể cứu độ hết thảy chúng sinh.

Tượng Phật Bà ở các đền chùa thường được tạc với 40 cánh tay lớn 960 cánh tay nhỏ hoặc 18 cánh tay lớn 982 cánh tay nhỏ. Hai tay phía trước của Ngài giữ ấn quyết của nhà Phật, các cánh tay còn lại đều cầm pháp khí, bảo vật để cứu vớt chúng sinh, thuần hóa quỷ dữ. Các pháp khí này thường là kinh văn, tràng hạt, thiên cung, cung tên, hoa sen đỏ, hoa sen trắng, mặt trăng, cây kích, đinh ba, gương soi, phất trần, nhành dương liễu, kiếm, mây ngũ sắc, cây gậy hành hương, mũi tên, bình cam lồ…

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát đại diện cho tinh thần đại bị của Phật Giáo
Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát đại diện cho tinh thần đại bị của Phật Giáo

Con số một nghìn là tượng trưng cho sự viên mãn, vẹn tròn trong Phật Giáo, còn được lý giải là “lục căn diệu dụng”. Trong đó, các cánh tay tượng trưng cho hành động, con mắt tượng trưng cho trí tuệ, nghìn mắt nghìn tay là sự hợp nhất giữa tri và hành. Ở tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, hễ tượng có bao nhiêu cánh tay thì sẽ có bấy nhiêu con mắt, tức là có làm là có biết, có biết là có làm.

Nếu có nghìn tay nhưng chỉ có trăm mắt thì tức là làm nhiều nhưng không biết đầy đủ căn nguyên sự việc, chỉ mang hại cho chúng sinh. Ngược lại nếu có một nghìn con mắt nhưng chỉ có trăm cánh tay thì lại là biểu hiện của việc biết nhiều nhưng làm ít, không đủ năng lực cứu vớt chúng sinh. Trong hình ảnh Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát của Việt Nam có sự hợp nhất giữa hai hình tượng là Thập nhất Diện Quan Âm và Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.

Đây là lý do mà chúng ta thấy tượng Phật Bà có 11 khuôn mặt bao gồm cả khuôn mặt chính cùng những biểu cảm khác nhau như từ ái bao dung, mừng vui, uy hùng, trang nghiêm, đượm buồn, dũng mãnh… Điều này là một trong những thần thông của Ngài, tùy vào chuyện buồn hay vui, tùy vào đối tượng mà Ngài thị hiện với nhiều trạng thái khác nhau. Đặc biệt, trên cùng của tượng còn có tượng Phật A Di Đà, là biểu hiện của sự tôn kính đối với Phật tổ.

Ý nghĩa của việc thờ phụng

Thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát bằng đá không nên xuất phát từ ngẫu hứng, thấy người ta thờ mình cũng thờ. Việc thờ tôn tượng Phật, Bồ Tát cần xuất phát từ lòng thành tâm, từ trái tim tôn kính, ngưỡng mộ Pháp của Ngài. Trong dân gian, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát vừa hiền từ lại vừa uy nghi, trong tay Ngài có nhiều pháp khí, chí bảo của nhà Phật, kẻ bất lương, quỷ quái yêu ma gặp Ngài thì sợ hãi, người lương thiện gặp Ngài thì hoan hỉ.

Ngài có 42 thủ nhãn ấn phấp, hình tượng nghìn mắt, nghìn tay không chỉ thể hiện cho sự thần thông quảng đại mà của còn xuất phát từ hạnh nguyện muốn diệt trừ tội ác, tiêu chướng tội nghiệp, bệnh tật, giúp chúng sinh xa lìa chướng nạn, được an vui, ấm no, hạnh phúc, được thành tựu thiện căn, tăng trưởng công đức pháp lành.

Chính vì vậy, tôn tượng Ngài được thờ phụng nhiều nhằm cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được tiêu trừ tai chướng, bệnh tật, tội nghiệt… Đặc biệt, người thờ tượng Phật, Bồ Tát với một lòng thành tâm, tôn kính sẽ được chư Phật, Bồ Tát chở che, độ trì, được tăng trưởng phước báu, hưởng ánh sáng trí tuệ từ các Ngài từ đó có thể mở mang tuệ nhãn, thành tựu thiện căn, thoát khỏi khổ não, sớm ngày phá mê khai ngộ.

Người thờ phụng, trì niệm danh hiệu Ngài sẽ được Bồ Tát hộ trì, dõi theo, được tai qua nạn khỏi, không bị yêu tà quấy nhiễu. Ngài có đủ năng lực, phương tiện để hàng phục quỷ quái, tà giáo các thế lực ngoại đạo, giúp chúng sinh có đầy đủ năng lực để khắc chế các trói buộc của cảnh trần. Việc thờ tôn tượng Ngài cũng giúp chúng ta phát tâm từ bi, thấy người cứu nạn liền đưa tay giúp đỡ, ngắn thì cho họ miếng cơm, dài thì cho họ phương tiện để tự cải tạo vận mệnh của mình.

Một số tài liệu còn cho rằng, người thành tâm xưng niệm, lễ bái, tô vẽ, thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp. Có được sức khỏe vững vàng, gia đạo bình an, êm ấm, được tai qua nạn khỏi, hóa giải tai ương, các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh, bình an. Người thường xuyên gặp vận xui, bất hạnh có thể chuyển nguy thành an, chuyển hung thành cát.

Lợi ích của việc trì tụng kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni” thường được trì chú trong nhiều khóa lễ, giúp người tụng cảm nhận được đại trí lực, đại từ đại bi của Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Chú này có thể giúp chúng sinh được an vui, tiêu trừ bệnh tật, được giàu có sống lâu, xa lìa chướng nạn, diệt trừ tất cả nghiệp ác tội nặng, được tiêu trừ sợ hãi, thành tựu thiện cải, có được đầy đủ các chỗ mong cầu.

Ngài đã từng phát thệ, nếu trong đời vị lại có thể làm an vui tất cả chúng sinh thì liền sinh ra ngàn tay ngàn mắt, sau lời phát thệ ấy, Bồ Tát đã hiện đủ ngàn tay ngàn mắt ở thân. Việc trì tụng chú này giúp chúng sinh không còn chịu thân bào thai, được hóa sinh nơi sen, có thể thường được gặp Phật, nghe Pháp. Được diệt trừ tội nặng trong ngàn muôn ức kiếp sanh tử, nếu chán ghép thân nữ thì kiếp sau được thành thân nam, tất cả tội ác sẽ được tiêu trừ hết.

Tuy nhiên, chú này sẽ không có hiệu nghiệm nếu kẻ tụng với chú có lòng sinh nghi, tuy không trừ được tội nặng như kiếp sau cũng có thể làm nhân bồ đề. Nếu khi trì tụng không thành tâm, lòng không ngay thẳng, tâm không tôn kính, có chút lòng nghi thì sẽ không được toại nguyện.

Cách thỉnh và thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát

Giáo lý Phật Giáo thể hiện một cách đầy đủ, sinh động về con đường tu hành thông qua hình tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay. Phật Bà có bao nhiêu bàn tay thì có bấy nhiêu con mắt, thể hiện cho sự hợp nhất về ý nghĩa giữa tri và hành. Ngài là tượng trưng cho tinh thần Đại Bi của Phật giáo Đại thừa, có thần thông quảng đại, nổi tiếng với hạnh nguyện sinh ra ngàn tay ngàn mắt để mang đến yên vui, bình an, hạnh phúc cho chúng sinh, giúp tiêu trừ bệnh tật, diệt trừ ác nghiệp tội nặng, tăng trưởng công đức, thành tựu thiện căn.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát có thể thờ độc tôn hoặc thờ cùng các tượng Phật, Bồ Tát khác trên bàn thờ
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát có thể thờ độc tôn hoặc thờ cùng các tượng Phật, Bồ Tát khác trên bàn thờ

Việc thỉnh và thờ tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cần xuất phát từ lòng thành tâm, tôn kính với Bồ Tát, với chư Phật. Không nên thỉnh chỉ cầu ban phước trừ họa, che giấu điều bất lương hay cầu xin tài lộc, công danh. Cách thỉnh và thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá như sau:

Các bước thỉnh tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay

Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay là tượng Bồ Tát, bạn có thể thờ độc tôn trên bàn thờ riêng hoặc thờ cúng tượng Phật A Di Đà và tượng Bồ Tát khác. Tuy nhiên, bàn thờ Phật tốt nhất chỉ nên thờ tốt đa 3 tượng, không thờ quá nhiều tượng Phật, Bồ Tát trên cùng một bàn thờ. Sau đây là các bước thỉnh tượng mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1 Lập bàn thờ Phật: Chọn bàn thờ có kích thích phù hợp với diện tích căn phòng, bàn thờ nên đặt ở nơi cao, sạch sẽ, thoáng mát, phía sau có điểm tựa vững chắc. Vị trí bàn thờ nên là nơi trang nghiêm, yên tĩnh, mặt hướng ra cửa chính hoặc ban công nếu như ở nhà ống.
  • Bước 2 Chuẩn bị vật phẩm thờ: Các vật phẩm thờ cần thiết bao gồm tượng Phật, bộ sứ thờ cúng như bình hoa, đĩa trái cây, bát hương, kỷ nước, lư hương…
  • Bước 3 Chọn địa chỉ thỉnh tượng thờ: Sau khi đã chuẩn bị bàn thờ và các vật phẩm thờ cần thiết, bạn chọn địa chỉ uy tín để thỉnh tượng thờ. Nên thỉnh tượng ở những cơ sở đồ thờ chuyên nghiệp, tượng thờ ở đây được chế tác chuyên đề thờ cúng, tính linh cao. Sau khi chọn được tôn tượng phù hợp thì  tiến hành khai quang cho tượng, bốc bát hương, nạp cốt cho bát hương.
  • Bước 4 An vị tượng Phật Bà: Sau khi đã khai quang, chuẩn bị bàn thờ, lễ vật làm lễ an vị tượng cần thiết, gia chủ tiến hành chọn ngày tốt, giờ tốt để thỉnh tượng đã khai quang từ chùa hoặc từ cửa hàng về. Khi thỉnh về thì đi liền một mạch, an vị tượng ngay trên bàn thờ, có thể mờ các sư thầy về làm lễ an vị hoặc tự làm lễ đều được.

Lưu ý: Tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay cần được làm lễ khai quang trước khi an vị tượng trên bàn thờ. Lễ vật cúng Phật phải là đồ chay, hoa quả là đồ tươi, mới, không héo úa, hư hỏng, không được đặt các vật phẩm như giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ…

Cách thờ tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát không chỉ được thờ tại các đền chùa mà còn được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại nhà. Ngài là đại diện cho tinh thần đại bi của Phật giáo, có thể giúp chúng sinh xoa dịu đau khổ, phiền não, được giác ngộ chân lý, thành tựu thiện căn, có sự bình an, an lạc trong cuộc sống. Khi thờ tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Bàn thờ cần đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, ở vị trí trung tâm của ngôi nhà để có thể phát huy tối đa hiệu quả an lạc, cảm hóa. Nếu bàn thờ chỉ thờ tượng Phật Bà thì tượng đặt chính giữa bàn thờ, nếu có tượng Phật thì tượng Phật đặt chính giữa, phía sau mới là tượng Bồ Tát.
  • Không thờ Phật và gia tiên trên cùng một bàn thờ, bàn thờ gia tiên nên đặt dưới bàn thờ Phật một bậc để các ngài nương nhờ ánh sáng Phật Pháp, trở thành đệ tử nhà Phật.
  • Bàn thờ không được hướng về phía nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ hoặc cầu thang. Phải đặt ở nơi trang nghiêm, yên tĩnh, thích hợp để ngồi thiền, tụng niệm. Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi thường xuyên hội họp, tiếp khách, ăn uống vì như vậy là bất kính.
  • Ngày vía quan âm là các ngày như 19/2 ngày đản sinh, 19/6 ngày Quan Âm thành đạo và ngày 19/9 ngày Quan Âm xuất gia. Vào những ngày này, chúng ta có thể thỉnh tượng Phật Bà, làm nhiều việc thiện tích đức, thể hiện lòng thành tâm, tôn kính với Đức Phật, Bồ Tát.
  • Các ngày như mùng 1, 15, 30 âm lịch và ngày vía Quan Âm Bồ Tát nên dâng cỗ chay và 3 chén nước sạch, bàn thờ cần được thường xuyên thay trà nước, hương hoa. Tuyệt đối không xịt nước hoa, không để hoa, quả héo úa trên bàn thờ, không đặt tượng thờ vào tủ kính vì như vậy là bất kính.
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Gấm Đỏ Poly đẹp nhất
Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Gấm Đỏ Poly đẹp nhất

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát – Phật bản mệnh của người tuổi Tý

Phật bản mệnh còn gọi là Phật bản tôn hộ mệnh, Phật hộ thân, đây là khái niệm chỉ có trong phong thủy. Theo đó, người ta tin rằng, có 8 vị Phật chủ tôn phù trợ cho 12 con giáp, mỗi con giáp khác nhau sẽ tương ứng với một vị Phật bản mệnh khác nhau. Tức là, vị Phật này sẽ giúp bảo hộ, che chở, phù trợ, giúp cho mỗi người sinh ra được bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong Phật Giáo, mà còn là vị Phật bản mệnh của người tuổi Tý. Những người tuổi Tý nếu thường xuyên lễ bái, tụng niệm, thờ cúng tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay, thường trì niệm thần chú của Ngài có thể nhận được nhiều năng lượng tích cực, được tăng trưởng phước báu, trí tuệ, biết cách cân bằng, điều chỉnh cuộc sống.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát cũng giúp người tuổi Tý hóa giải các nguồn năng lượng xấu, tránh xa rắc rối, tăng cường, cải thiện sự tốt đẹp giữa các mối quan hệ. Người giúp xoa dịu lo âu, đắn đo, sợ hãi của người tuổi này, giúp họ có tấm lòng rộng mở, khắc phục tính xấu của bản thân, có hướng đi đúng trong công việc, sự nghiệp, được quý nhân phù trợ, có được hạnh phúc viên mãn.

Trên đây là một số tôn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn đẹp và các thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát mà bạn có thể tham khảo. Việc thờ Ngài để chúng ta có hướng đi đúng đắn trong cuộc sống, có thể tự cứu rỗi, thay đổi vận mệnh của bản thân, không phải để cầu khấn những thứ viển vông, xa rời thực tế, đi ngược giáo lý nhà Phật.

Có thể bạn quan tâm:

Chat Zalo
Gọi điện ngay