Tượng Tế Công Đẹp Và Cách Thờ Chuẩn Nhất

Tượng Tế Công nổi tiếng với tác dụng trấn trạch, trừ tà cực kỳ tốt, vô cùng thích hợp với những khu vực đất xấu, đất gần nghĩa địa, các ngôi nhà âm khí nặng nề, những gia đình có trẻ em yểu mệnh, thường hay quấy khóc bệnh tật… Tượng Tế Công có thể giúp tăng vượng khí, thọ khí, giúp trừ hung diệt ác, hóa giải tai ách, mang đến bình an, may mắn cho gia trạch. 

Tượng Tế Công có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đồng, sứ, composite, đá, bột đá cao cấp… Ngày nay, các tượng Tế Công để thờ cúng đa phần là các tượng bằng bột đá cao cấp do có tính linh cao, màu sắc đẹp, tượng được thể hiện chân thật, sống động, vô cùng có thần thái. Rước Tài Lộc xin hoan hỷ mời quý khách chiêm ngưỡng một số mẫu tượng Tế Công đẹp, được đánh giá cao dưới đây. 

tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm

Tế Công Hòa Thượng là ai?

Hòa Thượng Tế Công, thường được dân gian gọi gần gũi với những cái tên như Tế Điên, Tế Công Hoạt Phật (Phật Sống Tế Công). Ông được biết đến qua rất nhiều câu chuyện dân gian, có gần gũi chân thật, cũng có khi mang màu sắc huyền bí, thần kỳ. Từ những câu chuyện, ghi chép dân gian, hình ảnh Tế Công đi vào nhiều sách truyện, phim ảnh, được rất nhiều người biết đến.

Tương truyền, theo Phật Quang Đại Điển, Tế Công, tên thật là Lý Tu Viễn, có nơi ghi là Lý Tâm Viễn hay Lý Tu Duyên, hiệu là Phương Viên Tẩu, sinh ra ở đời Tống, tông Lâm Tế, phái Dương Kỳ. Ông là người huyện Thiên Thai, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, là nhân vật có thật, sống vào khoảng những năm 1150 – 1209.

Sau này, ông quy y tại chùa Linh Ẩn Hàng Châu, có pháp danh là Đạo Tế. Tế Công đã từng tham học với Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quốc Thanh, Đạo Thanh ở chùa Kỳ Viên, Đạo Tịnh ở chùa Quán Âm. Sau này, ông được ngài Hạt Đường Huệ Viễn ở núi Hổ Khâu thu làm môn hạ và tiếp nối dòng pháp này. Khi chùa Tịnh Từ gặp hỏa hoạn, Tế Công cũng từng hành hóa ở Lăng Nghiêm để trùng tu lại chùa.

Tế Công nổi tiếng với tính tình lạc quan, dáng vẻ điên khùng, phong thái vui tươi, miệng lúc nào cũng tươi cười rạng rỡ và thường xuyên giúp đỡ dân chúng. Sở dĩ ông được người đời gọi với hỗn danh Tế Điên hòa thượng là bởi vì mặc dù đã xuất gia tu đạo nhưng lại có tính tình cuồng phóng, thích ăn thịt, uống rượu. Tuy vậy, ông cũng là người có tấm lòng từ bi. Ông từ xin những con ốc mà người dân vùng Tần Hồ bắt để ăn. Những con ốc này đã bị chặt đuôi nhưng khi sư thả xuống nước thì vẫn sống sót một cách lạ thường.

Theo các tài liệu, Hòa thượng Tế Công thọ 60 tuổi, mất năm 1209, nhục thân nhập tháp Hổ Bào. Những câu chuyện về ông được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, sau đó được các văn sĩ gọt đẽo, sửa đổi tạo nên tập truyền “Tế Công Hoạt Phật”. Phật sống Tế Công là hình tượng tượng trưng cho tinh thần chính nghĩa, ông có dáng vẻ điên khùng, ăn mặc rách rưới, đôi mắt láo liêng nhưng lại vô cùng sáng suốt. Luôn hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Mẫu tượng Tế Công đẹp, được yêu thích

Tượng Tế Công đẹp là diện tượng để hiện được đầy đủ tướng khí, cốt cách. Tượng Tế Công với diện tướng chân thật trên tay thường mang theo một chiếc quạt. Hòa thượng Tế Công được thờ rộng rãi trong Phật giáo và Lão giáo. Người ta tin rằng, vị hòa thượng này là do Hàng Long La Hán giáng thế. Tế Công thường giả điên giả dại, lấy cái điên để độ hóa nhân thế. Ông am hiểu Phật pháp, có rất nhiều phép thần thông quảng đại, mặc dù không làm việc theo lẽ thường nhưng lúc nào cũng giữ tấm lòng từ bi hỷ xả, cứu độ chúng sinh, giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Tượng Tế Công rất được ưa chuộng trong phong thủy, có tác dụng trấn trạch, trừ tà, hóa giải hung khí, tránh tà ma quấy phá, mang đến vượng khí, cát khí, không khí vui vẻ, thoải mái cho gia đình. Vô cùng thích hợp với những ngôi nhà âm khí nặng, những khu vực đất xấu, đất gần nghĩa địa hay những gia đình có trẻ em yểu mệnh, bệnh tật quấn thân, thường hay quấy khóc không rõ nguyên do.

Dưới đây là một số mẫu tượng Tế Công đẹp, được yêu thích tại cửa hàng Rước Tài Lộc:

1.  Tượng Tế Công ngồi bột đá TTC-001

Kích thước: 

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm

2. Tượng Tế Công đứng bằng bột đá cao cấp TTC-002

Mẫu tượng tế công đứng bằng bột đá xanh ngọc, một tay cầm quạt, một tay cầm bình rượu, dưới chân chính là đạp mây cưỡi gió. Hình tướng tế công gắn liền với hình tướng của một vị la hán.

Kích thước:

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá

3. Tượng Tế Công Ngồi Bằng Bột Đá TTC-003

Là mẫu tượng tế công ngồi được khắc họa với khuôn mặt và diện mạo tươi vui. Mẫu tượng tế công ngồi bằng bột đá, dưới chân là vò rượu, trên tay là cây quạt và thỏi vàng. Tượng tế công không những là vị có thể trừ tà ma mà còn là một vị la hán có thể mang lại tài lộc

Kích thước:

  • Cao 30cm
  • Cao 40cm
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp

Câu chuyện về Phật sống Tế Công

Tế Công Hòa Thượng là một vị Thiền sư xuất gia tại Linh Ẩn Tự, thuộc phái Bạch Dương Kỳ, tông Lâm Tế. Có rất nhiều câu chuyện về Tế Điên hòa thượng, có thể kể đến như:

Sự ra đời của Tế Công

Tế Công là con trai của một gia đình viên ngoại, cha tên Lý Mậu Xuân, mẹ là Vương Thị, đã ngoài 30 tuổi nhưng vẫn chưa có con. Mong con từng ngày, từng đêm, hai vợ chồng thường đến La Hán đường thắp hương cầu con, cầu trời khấn Phật cho mình một mụn con. Một đêm nọ, Vương Thị nằm mơ thấy mình được một vị La Hán tặng cho đóa sen ngũ sắc. Bà nhận lấy đóa sen này và nuốt xuống. Cũng ngày hôm đó, Lý viên ngoại cũng nhìn thấy tượng thần từ đài sen rơi xuống đất.

Không bao lâu thì Vương Thị mang thai, bà sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Khi sinh, xung quanh phòng có ánh sáng đỏ rực, mùi thơm lạ xộc vào mũi. Đứa trẻ sinh ra có ngũ quan đoan chánh, tướng mạo bất phàm, thế nhưng lại khóc mãi không ngừng. Cho đến hôm thứ 3, có lão Phương Trượng chùa Quốc Thanh đến chúc mừng, vừa thấy phương trượng, đứa bé lập tức nín khóc và hé miệng cười.

Phương Trượng Tánh Không Trưởng Lão đã thu cậu làm đồ đệ, đặt tên là Lý Tu Duyên. Tuy nhiên, cậu bé Lý Tu Duyên lớn lên rất ít khi tụ tập chơi đùa cùng với những đứa con nít cùng lứa tuổi. Cha cậu mời cho cậu thầy dạy tại nhà, cậu nổi danh với trí nhớ siêu phàm, đọc sách nhanh như gió, tài năng xuất chúng, đã gặp qua là không quên. Năm 14 tuổi, Lý TU Duyên đã thuộc lòng Tứ thư Ngũ Kinh, Bách Gia Chư Tử, thi lấy Văn Đồng (Tú Tài).

Thế nhưng năm 18 tuổi, cha mẹ ông đều qua đời hết, từ đó ông chẳng màng công danh, rời nhà du hành tứ xứ. Ông đã tới chùa Linh Ẩn xuất gia, từng tham học với những vị Pháp Không Nhất Bản ở nhiều ngôi chùa khác nhau. Sau khi được Minh Không Nguyên Trưởng Lão dùng gậy đánh 3 cái để khai mở thiền môn. Tế Công đột nhiên trở nên khùng khùng điên điên, bản tính kỳ lạ, ham thích uống rượu, ăn thịt nên được người đời gọi là Tế Tăng điên.

tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp

Tế Công giúp hai vợ chồng già ở Đường Quạt

Hòa Thượng Tế Công cũng đã từng giúp đỡ hai vợ chồng nghèo ở Quạt Đường. Tương truyền, trước đây, nơi này là một ngõ nhỏ vô danh toàn người nghèo. Trong đó có một cặp vợ chồng già làm nghề bán quạt, sửa quạt, đan quạt. Do tuổi già sức khỏe yếu nên làm không đủ ăn, ít khách, hai vợ chồng phải thường xuyên chịu đói.

Một ngày nọ, khi hai vợ chồng đang ngồi trong nhà thì có một hòa thượng điên đến, nhìn vào trong nhà đầy cảm thông. Hòa thượng đưa cho ông cụ chiếc quạt, bảo ông sửa rồi lát nữa đến lấy. Cụ ông cầm chiếc quạt nát, không thể nào sửa được nữa, tính nói nhưng hòa thượng đã đi mất.

Qua vài giờ, hòa thượng trở lại, ông đưa cho hòa thượng chiếc quạt mới, hòa thượng hài lòng khen tay nghề không tệ, sửa như quạt mới vậy. Cụ ông cười gượng, thì thầm trong miệng thì vốn là một chiếc quạt mới mà. Sau khi nhận quạt, hòa thượng đặt một nén bạc lên án rồi quay đi. Cụ ông đuổi theo cảm tạ, khi quay đầu lại thì thấy trên cửa có câu đối “Thủ nghệ tinh tâm thiện phúc tích/ Phiến tử mỹ thủ cần tài đáo”.

Sau cuộc gặp gỡ ấy, ngõ vô danh được đặt tên là Quạt Đường, việc làm ăn của cụ ông cũng như những người trong ngõ thay đổi rõ rệt, người người đua nhau đến mau quạt và xem câu đối. Sau đó, người ta mới ngộ ra thì ra vị hòa thượng điên đến sửa quạt lúc ấy chính là hòa thượng Tế Công, hay còn gọi là Tế Công Hoạt Phật.

Tế Công chuyển gỗ từ giếng nước

Khi trùng tu chùa Tịnh Từ ở Hàng Châu, chùa đã được hoàng đế cho 3 vạn quan tiền để mua gỗ và vật liệu. Thế nhưng, các loại gỗ để xây chùa ở rất xa, thậm chí cách chùa tầm 900 dặm. Biết Tế Công thông tuệ hơn người, trưởng lão Diệu Trung thiền sư, trụ trì đời thứ 29 đã cùng Tế Công bàn bạc.

Lúc này, Tế Công nói chuẩn bị rượu ngon cho ông, sau ba ngày sẽ có đủ gỗ tốt dùng. Thế là, Tế Công uống đến say mềm, ngủ liền trong 3 ngày không tỉnh, đến khi tỉnh lại liền hô to “gỗ đã đến! Gỗ đã đến!”. Tiếp đó, ông nói gỗ đã được vận chuyển từ sông Tiền đến giếng trong chùa, chỉ cần làm trục quay kéo gỗ lên là được.

Thế là chúng tăng cùng nhau kéo từng khúc gỗ từ giếng lên, đến khúc thứ 70 thì người thợ hô to đã đủ gỗ rồi. Vừa dứt lời, khúc gỗ đang nổi trên giếng liền biến mất, trong giếng cũng không vớt lên được khúc gỗ nào nữa. Từ đó mà giếng này có tên gọi là giếng Thần Mộc hay giếng thần vận chuyển.

tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm

Câu chuyện khác về Tế Công

Còn có rất nhiều câu chuyện về hòa thượng Tế Công được người đời kể lại. Đặc biệt là câu chuyện ông từng đấu trí, đấu dũng với Tần Thừa Tướng và trừng trị đám tham quan, ô lại, giúp đỡ người dân hiền lành, lương thiện. Những câu chuyện của ông mang màu sắc thần bí, chứa đựng những ý thú cao siêu.

Từng có người thắc mắc vì sao ông là hòa thượng mà lại ăn thịt, uống rượu, ông đáp rằng:

“Cổ thi Phật Tổ để một phong,

Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng

Người nay tu miệng, lòng không sửa

Bần tăng lòng sửa, miệng thì không”. 

Tế Công là một kỳ nhất, cũng là vị La Hán người Hán duy nhất được Phật giáo Bắc Tông thừa nhận trong năm trăm vị La Hán. Tuy nhiên, dù được xếp vào hàng La Hán nhưng tượng Ngài không được đặt trong La Hán đường mà được thờ chỗ khác. Nguyên do là do ông không tuân thủ giới luật, hay uống rượu ăn thịt.

Hình tượng Tế Công Hòa Thượng

Hòa thượng Tế Công có hành động điên cuồng, dáng vẻ ngông nghênh, tự tại, thế nhưng ngài lại là người có tấm lòng vô cùng từ bi, luôn hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ mọi người. Theo người đời, dáng vẻ của ngài chỉ là giả vờ, giả điên giả khùng chẳng qua là để cứu giúp người khác mà không vướng bận. Ai cũng gọi ngài là hòa thượng điên nhưng lại biết rõ ngài tỉnh táo hơn bất kỳ ai.

Hình tượng của ông là tiêu biểu cho tinh thần trượng nghĩa, là một thánh nhân được người đời nể phục. Nhân vật Tế Công xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm văn chương, phim ảnh, được người dân truyền miệng từ đời này sang đời khác. Ông am hiểu Phật pháp, có nhiều phép thần thông, giàu tấm lòng từ bi và vô cùng rộng lượng, thường tế thế cứu dân, trừ gian diệt ác, giải quyết rất nhiều chuyện kỳ lạ cho người dân.

Tế Công được thể hiện với dáng vẻ lạc quan, vui vẻ
Tế Công được thể hiện với dáng vẻ lạc quan, vui vẻ trong tay là chiếc quạt cũ và một thỏi vàng lớn

Ngày nay, tượng Tế Công thường được thể hiện dáng vẻ một ông lão trung niên chất phác, luôn tỏ ra ngờ nghệch, dáng vẻ điên khùng, ngoại hình rách rưới. Ông có quyền pháp cao thâm, tuy điên mà tỉnh, có tấm lòng từ bi, luôn giàu lòng trượng nghĩa, hết lòng cứu người. Khuôn mặt ông tươi cười vui vẻ, dáng vẻ kham khổ, gầy còm, chất phác, giản dị nhưng lại rất đỗi vui tươi, mang đến cảm giác thoải mái khi nhìn.

Tượng Tế Công có thể được thể hiện ở tư thế ngồi hoặc đứng, thân ông mặc một chiếc áo cà sa rách rưới, tay cầm chiếc quạt rách đặc trưng. Có khi trong tay ôm bình rượu, có khi đặt bình rượu dưới chân, gương mặt vô cùng sinh động. Tùy vào từng khu vực, từng nghệ nhân mà các tôn tượng sẽ được thể hiện với những dáng vẻ khác nhau.

Nói về tượng Tế Công, tại Trung Quốc có một bức tượng vô cùng nổi tiếng ở chùa Tây Viên, Tổ Châu, khi quan sát tượng sẽ thấy khuôn mặt có 3 biểu cảm khác nhau. Nếu nhìn một góc sẽ thấy cả gương mặt đều sầu buồn, gọi là “sầu mi khổ kiếm”, nếu nhìn góc khác sẽ thấy gương mặt toàn ý cười, vui tươi rạng rỡ, gọi là “xuân phong mãn diện”. Còn nếu nhìn chính diện thì sẽ thấy gương mặt nửa cười nửa buồn khổ.

Ý nghĩa của tượng Tế Điên hòa thượng

Như đã đề cập, tượng hòa thượng Tế Điên được thờ rất phổ biến trong Phật Giáo và Lão Giáo. Tượng Tế Công hòa thượng có thể được thỉnh về để thờ hoặc chỉ đơn giản là để bày trí trong nhà cho hợp phong thủy. Ý nghĩa của tượng Tế Công được biết đến như sau:

Ý nghĩa của tượng Tế Công trong thờ cúng

Tế Công hòa thượng còn được gọi là Tế Công Hoạt Phật, Phật Sống Tế Công. Ông am hiểu Phật pháp, có nhiều phép thần thông, thường cứu nhân độ thế, giúp đỡ chúng sinh. Có nhiều thuyết cho rằng, ông đã tu hành đắc đạo cao thâm, đã thành tựu A La Hán, chỉ là chưa thành Phật mà thôi. Tuy nhiên, do phong thái sống khác người, tu Phật nhưng lại không giống Phật, thích ăn thịt, uống rượu nên tượng ông được thờ cúng và kính ngưỡng một cách lạ thường.

Tương truyền, Tế Công là Hàng Long La Hán chuyển thế, là một trong 18 vị La Hán. Ngài am hiểu Phật pháp, từng đến rất nhiều ngôi chùa nổi danh ở Trung Quốc. Tượng của ông được thờ ở rất nhiều ngôi chùa, trong đó, đặc biệt nổi danh là bức tượng thờ Tế Công ở chùa Tây Viên, Tổ Châu. Cũng có rất nhiều người dân thỉnh tượng Tế Công về thờ tại nhà, người ta tin rằng, tượng Tế Công có tính linh rất cao, thờ ông sẽ được cứu độ, giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Tế Công là vị hòa thượng hết sức từ bi, mặc dù sở thích kỳ lạ nhưng lại giàu tinh thần trượng nghĩa, luôn sẵn lòng giúp người đói khổ, khó khăn. Ông không sợ bạo lực, không sợ cường quyền, hay bênh vực kẻ yếu, có rất nhiều câu chuyện về ngài đến nay vẫn được lưu truyền và ca tụng. Người dân tin rằng, thờ ngài rất linh, việc thờ cúng Tế Công trước hết là ghi nhớ công lao, những điều tốt đẹp ông từng làm, đồng thời cũng mong cầu được cứu trợ, giúp đỡ lúc gian nguy, khốn khổ.

tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá

Ý nghĩa của tượng Tế Công trong phong thủy

Tượng Tế Công không chỉ được thờ tại nhiều ngôi chùa mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Cuộc đời ông gắn liền với rất nhiều những câu chuyện ly kỳ, đặc biệt là chuyện trừ ma diệt quỷ, ông cũng giải quyết bằng những phương pháp lạ thường, tức cười.

Tượng Tế Công có khi được thờ như một vị Thánh, một vị La Hán hay một vị Phật, có khi chỉ được đặt trong nhà sao cho phát huy tối đa hiệu quả phong thủy. Dưới đây là một số ý nghĩa phong thủy của tượng Tế Công mà bạn có thể tham khảo:

  • Tế Công có tài trừ tà bắt ma, thường hay cứu giúp dân lành. Tượng Tế Công trong phong thủy có tác dụng bảo hộ, trấn trạch, trừ tài, hóa giải hung khí. Tượng thích hợp đặt ở những khu đất dữ, âm khí nặng nề như nơi có nhiều vong, nơi u ám, nghĩa địa.
  • Đặt tượng ở vị trí phù hợp sẽ giúp hóa giải âm khí, chặn các nguồn năng lượng xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Không chỉ vậy, tượng Tế Công cũng giúp trừ hung khí, mang đến cát khí, vượng khí, giúp cho gia chủ ít ốm đau, bệnh tật, cuộc sống an khang, mạnh khỏe, gặp được nhiều điều tốt lành.
  • Tượng Tế Công có tác dụng hóa giải hung khí, trấn áp những luồng khí xấu, giúp cho gia đình không bị tà ma quấy phá. Do đó, những gia đình có trẻ nhỏ yểu mệnh, trẻ em hay quấy khóc, bệnh tật không rõ nguyên nhân, đã chạy chữa nhưng không hiệu quả.
  • Tượng Tế Công có khuôn mặt vui tươi, luôn mỉm cười rạng rỡ, mang đến cảm giác vui vẻ, thoải mái, từ đó xua tan căng thẳng, mệt mỏi, mang đến sự hòa thuận và niềm vui cho các thành viên trong gia đình.
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá
tượng tế công xanh ngọc đẹp bằng bột đá

Cách thỉnh và thờ tượng Tế Công tại nhà

Tùy vào mục đích thờ Tế Công mà bạn có thể lựa chọn cách thỉnh tượng phù hợp. Nếu muốn thờ như một vị La Hán, trước hết, bạn cần chọn được vị trí đặt bàn thờ phù hợp. Bàn thờ cần phải được đặt tựa tường, mặt bàn thờ hướng ra ngoài, không gian thờ phía trước thoáng đãng, rộng rãi. Bạn nên dựa vào kích thước không gian để chọn được kích thước bàn thờ và tượng thờ phù hợp.

Sau khi đã chọn được vị trí đặt bàn thờ, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cho bàn thờ như bát hương, bình hoa, đĩa hoa quả… Khi thỉnh tượng, gia chủ có thể tham khảo cửa hàng về các vật phẩm trên bàn thờ, cách thỉnh tượng thờ sao cho phù hợp.

Tượng thờ phải là loại chuyên để thờ cúng, tránh các tượng trang trí vì tượng trang trí sẽ không chi tiết, tỉ mỉ. Khi chọn tượng thờ, nên tìm những cơ sở uy tín, chất lượng, tượng có diện đẹp, màu sắc tươi sáng, có chính sách bảo hành rõ ràng. Sau khi chọn được mẫu tượng ưng ý, gia chủ tiến hành gửi tượng vào chùa để khai quang hoặc có thể chọn ngày tốt, giờ tốt thỉnh tượng về làm lễ khai quang và lễ an vị tượng.

Tượng Tế Công sau khi đã được khai quang thì có thể thờ cúng như thông thường. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần các gia đình thường thỉnh tượng Tế Công như một vật phẩm phong thủy để giúp trấn trạch, trừ tà, ngăn các nguồn năng lượng xấu xâm nhập vào nhà.

tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp
tượng tế công bằng bột đá khoáng đẹp

Cách bày trí tượng chuẩn phong thủy

Như đã đề cập, hiện nay, đa số các gia đình thường xem tượng Tế Công như một vật phẩm phong thủy đặc biệt, giống như các tượng Quan Công, tượng Hưng Đạo Vương, tượng Bồ Đề Đạt Ma… Vị trí tốt nhất giúp tượng Tế Công phát huy được tối đa hiệu quả phong thủy là nên đặt tại cửa chính, mặt tượng hướng ra ngoài.

Các chuyên gia phong thủy, các thầy cúng, người am hiểu tâm linh, phong thủy thường truyền tai nhau, nếu nhà nào có vong quấy quả, địa thế đất xấu, nhà gần bãi tha ma… thì nên thỉnh tượng Tế Điên về thờ cúng để hóa giải. Tượng Tế Công là tượng phong thủy, thế nhưng, khi sử dụng tượng thì bạn cũng cần thờ cúng.

Khi đặt tượng Tế Công trong nhà, nên đặt tượng ở những vị trí phù hợp với tuổi của gia chủ nhằm át đi vận xấu, hung khí cho gia đình. Trước khi thờ tượng thì phải xem xét ngày tốt để thỉnh tượng và làm lễ khai quang hô thần nhập tượng và lễ an vị tượng để phù hộ gia đình.

Để chọn được hướng đặt tượng phù hợp trong trường hợp hướng nhà xấu, tốt nhất gia chủ nên tham khảo ý kiến chuyên gia phong thủy để có thể xác định được vị trí tốt nhất. Tượng phong thủy thì cần phải chọn được vị trí phù hợp sao cho chuẩn phong thủy.

tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm
tượng tế công bằng bột đá khoáng vẽ gấm

Lưu ý khi thờ tượng hòa thượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công sau khi ngộ đạo thường giả khùng giả điên đi khắp nơi hàng trừ yêu quái, trị bệnh cho các trung thần hiếu tử, người dân thiện lương hiền lành bằng các diệu pháp kỳ lạ giúp đời với công đức vô lượng. Khi thờ tượng Tế Công, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tượng không nên bày trí ở những khu vực tối tăm như gầm cầu thang hay những nơi riêng tư như phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh.
  • Nếu gia đình đã thờ Phật, Bồ Tát thì không cần phải thỉnh tượng Tế Công về thờ trong nhà. Một gia đình không nên thờ quá 3 tượng Phật, Bồ Tát, tượng Thánh, Thần.
  • Nếu đã chọn tượng Tế Công thì không nên thỉnh các tượng thánh, thần khác như Hưng Đạo Vương, Quan, Công, Bồ Đề Đạt Ma… Các tượng này đều có hiệu quả trấn trạch, trừ tà, chỉ cần một tượng là đủ mang đến hiệu quả phong thủy tốt nhất.
  • Hòa thượng Tế Công mặc dù tu đạo nhưng bản tính thích uống rượu, ăn thịt. Do đó, khi cúng ông, có thể cúng đồ chay hoặc đồ mặn đều được.
  • Trước khi thỉnh tượng, nên chọn ngày tốt, giờ tốt để thỉnh tượng và làm lễ khai quang. Tượng phong thủy có mắt cần được khai quang để phát huy tối đa hiệu quả phong thủy.
  • Trong quá trình thờ cúng, không cần phải lau chùi tượng mỗi ngày, chỉ khi thấy tượng bám bụi thì dùng khăn sạch, lau từ trên xuống dưới cho sạch sẽ là được.

Trên đây là một số mẫu tượng Tế Công đẹp và ý nghĩa của việc thờ tượng hòa thượng Đạo Tế tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng Đạo Tế, có thể tham khảo các sản phẩm của Rước Tài Lộc và liên hệ chúng tôi qua số điện thoại hoặc Zalo 093 9194 468.

Có thể bạn quan tâm:

Chat Zalo
Gọi điện ngay