Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách

Vào dịp cuối năm, khi các gia đình dọn dẹp nhà cửa để trang hoàng đón tết. Thì nơi được các gia đình quan tâm nhất đó chính là việc dọn dẹp các bàn thờ. Bởi bàn thờ là nơi linh thiêng, là góc tâm linh của mỗi gia đình, là nơi kết nối con cháu với cội nguồn của mình và với các chư vị Thần, Phật. Đặc biệt vào dịp cuối năm thì việc lau dọn bàn thờ Thần Tài được các gia đình đặc biệt quan tâm. Bởi Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Lau dọn bàn thờ Thần Tài dịp cuối năm ước muốn nhận được nhiều nay nắm, tài lộc trong năm mới. Để biết “Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách” mời các bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.

Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách
Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách

Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách

Nếu trong năm mà thấy bàn thờ Thần Tài bị bụi bẩn bám nhiều hay quá dơ thì các gia đình phải dọn dẹp cho bàn thờ được sạch sẽ. Nhưng thông thường việc tổng dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ thường được làm vào dịp cuối năm. Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là sau ngày 15 tháng 12 âm lịch (sau 15 tháng Chạp).

Dọn dẹp bàn thờ Thần Tài thường các gia đình thực hiện sau ngày Ông Công Ông Táo về trời (sau ngày 23/12 âm lịch). Theo quan niệm dân gian, các vị thần đều là những người ưa sạch sẽ. Không thích sự bụi bẩn hay bừa bộn. Nên việc dọn dẹp vệ sinh bàn thờ thường xuyên cho sạch sẽ cũng là cách gia đình thể hiện lòng thành và sự biết ơn đối với các vị thần cai quản tài lộc và may mắn. Tiễn các Ngài về trời xong dọn dẹp sạch sẽ, bài trí gọn gàng, tươm tất để chào đón các Ngài trở về bắt đầu công việc của mình trong một năm mới.

Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ Thần Tài cần chuẩn bị:

Vật dụng: Chuẩn bị hai chiếc khăn mới hoặc khăn sạch chuyên để sử dụng lau dọn bàn thờ Thần Tài. Một khăn để nhúng ướt lau chùi tượng và bàn thờ, còn một khăn để khô để lau khô lại. Chuẩn bị một cái chậu mới hoặc chậu sạch để đựng nước dành riêng cho việc vệ sinh bàn thờ.

Nước để vệ sinh bàn thờ: Vệ sinh bàn thờ Thần Tài thường các gia đình không sử dụng nước thường. Mà thường dùng nước ngũ vị, nước bưởi, nước gừng hoặc rượu gừng tự pha để dùng cho việc vệ sinh bàn thờ Thần Tài.

Lễ vật để cúng: Hương, hoa, quả, nến, trầu cau, nước sạch, tiền vàng…

Người thực hiện dọn dẹp bàn thờ Thần Tài: Người thực hiện dọn dẹp bàn thờ Thần Tài trước khi dọn dẹp bàn thờ cần tắm rửa sạch sẽ. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, kín đáo, chỉnh chu.

Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách
Dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm

Bắt đầu tiến hành việc dọn dẹp bàn thờ Thần Tài

Gia chủ đặt các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn thờ Thần Tài. Rồi thắp một nén hương thông báo cho các vị thần linh biết việc gia chủ chẩn bị dọn dẹp bàn thờ. Mời các Ngài tạm lánh đến nơi khác trong một thời gian để gia chủ dọn dẹp. Chờ hương cháy hết thì gia chủ bắt đầu tiến hành dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ.

Bắt đầu dọn dẹp gia chủ lần lượt lấy các vật phẩm bài trí, bài vị và tượng thần bỏ riêng ra một chỗ sạch. Phân loại từng loại ra, cái nào chỉ lau khô, cái nào có thể lau ướt được để cho dễ vệ sinh.

Trước tiên lau chùi vệ sinh bàn thờ trước. Vệ sinh từ trên cao xuống dưới thấp, lau dọn sạch bụi, màng nhện, tàn hương. Vệ sinh sạch sẽ cả bên trong và xung quanh bàn thờ. Nên quét trước 1 lần cho hết bụi, rồi lau sạch bằng khăn ướt, sau đố dùng khăn khô lau lại cho sạch sẽ. Nhớ lau dọn sạch sẽ cả những phần xung quanh của bàn thờ nữa.

Tượng Thần Tài – Ông Địa sử dụng khăn sạch nhúng vào nước đã chuẩn bị rửa cho sạch sẽ để giữ vững tài lộc. Rồi dùng khăn khô mềm để lau lại cho khô ráo rồi để ra chỗ sạch. Trừ bát nhang ra thì các vật phẩm thờ cúng khác cũng vệ sinh sao cho sạch sẽ rồi để gọn ra một chỗ.

Trước khi dọn dẹp bát hương nhớ rửa tay cho thật sạch bằng nước đã chuẩn bị. Rồi nhẹ nhàng rút chân hương và dùng thìa nhỏ múc hết tàn hương ra rồi dùng nước đã chuẩn bị để rửa sạch bát hương. Việc vệ sinh bát hương cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh dịch chuyển nhiều. Tro dùng cho bát hương bàn thờ Thần Tài gia chủ có thể sử dụng lại tro cũ hoặc thay tro mới. Tro mới có thể dùng tro từ rơm sạch hoặc cốt mua ở các tiệm bán đồ thờ để thay. Chọn 3-5-7 chân hương đẹp nhất để để lại trong bát hương. Số chân hương còn lại đem hóa thành tro đem rải xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.

Sau khi vệ sinh xong các vật phẩm và đồ thờ cúng trên bàn thờ Thần Tài. Gia chủ lau dọn sạch sẽ các khu vực xung quanh bàn thờ lại một lần nữa. Sau đó sắp xếp lại mọi thứ như vị trí ban đầu, tiếp đó đặt đồ cúng lên và thắp hương cúng Thần Tài là xong.

Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách
Cách Dọn Dẹp Bàn Thờ Thần Tài Đón Tết Đúng Cách

Một số lưu ý khi thờ cúng Thần Tài

Tro dùng cho bát hương bàn thờ Thần Tài tốt nhất là được bốc bằng tro từ rơm sạch. Tro cần được lọc kỹ để bỏ đi những tạp chất, nhằm đảm bảo sự trang nghiêm và thanh tịnh. Không nên bỏ cát vào trong bát hương, bởi theo quan niệm dân gian việc làm này sẽ khiến cho gia đình lục đục, gặp điều không may mắn.

Bát hương cần được đặt vững chắc, ngay ngắn trên bàn thờ. Tránh xê dịch, lung lay làm bát hương bị động gây bất ổn, dễ đổ vỡ.

Nước cúng trên bàn thờ Thần Tài thường thường đặt 5 chén. Khi lấy nước cúng nên lấy vừa phải, tránh lấy quá đầy làm đổ ra bàn thờ. Sẽ là sự bất kính với các vị Thần, làm ảnh hưởng không tốt đến vận khí.

Đèn trên bàn thờ Thần Tài nên sử dụng đèn điện, có ánh sáng một màu. Không sử dụng đèn nhấp nháy hay đèn có ánh sáng nhiều màu làm mất đi sự trang nghiêm. Tốt nhất nên chọn đèn có ánh sáng vàng hoặc đỏ để bàn thờ thêm ấm cúng. Vào dịp lễ tết, ngày vía có thể sư dụng thêm đèn dầu, nến.

Các vị Thần là những người ưa sạch sẽ, nên bàn thờ cần phải luôn giữ sạch sẽ. Các vật phẩm bài trí gọn gàng, ngăn lắp, đồ cúng là đồ tươi mới.

mua bài vị ông địa thần tài ở đâu đẹp

Mời các bạn tham khảo: Mẫu bài vị Thần Tài Ông Địa đẹp nhất hiện nay

Chat Zalo
Gọi điện ngay