Bộ Tượng 18 Vị La Hán Đẹp Và Ý Nghĩa Của Từng Vị
Thập Bát La Hán là bộ tượng gồm 18 vị La Hán, các vị này không chỉ có ý nghĩa trong Phật giáo mà còn tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù trong dân gian. Bộ tượng 18 vị La Hán có thể được chế tác từ nhiều chất liệu như gỗ, sứ, bột đá cao cấp. Trong đó, các tượng bằng bột đá cao cấp với các ưu thế như diện tượng đẹp, màu sắc tươi sáng, nước da hồng hào, độ bền tốt, tính thẩm mỹ cao thường được ưa chuộng hơn hết.
Mười tám vị La Hán là những ai?
Chúng ta thường nghe đến bộ tượng 18 vị La Hán trong Phật giáo. Thế nhưng thực tế, ban đầu chỉ có 16 vị La Hán, sau này mới thêm vào 2 vị tạo thành 18 vị La Hán. Các vị này đều là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và là những nhân vật có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, trong 18 vị La Hán được biết đến ngày nay thì có một số vị là nhân vật có thật, một số là hư cấu.
Theo kinh điển Phật giáo sơ kỳ, một số đệ tử thanh văn nổi bật với những khía cạnh vượt trội được công nhận là đắc quả vị A La Hán. Sau khi Phật nhập diệt, số lượng A La Hán được ghi nhận trong Đại hội kết tập lần thứ nhất là 500 người, tuy nhiên chỉ có một vài vị chủ chốt được nhắc đến và thể hiện vai trò bình đẳng trong Tăng đoàn.
Bốn vị La Hán đầu tiên được nhắc đến qua các kinh văn Đại thừa gồm Kundadhana, Pindola, Nakula và Panthaka, thế nhưng đến nay, tên của một trong những vị La Hán đầu tiên là Kundadhana không còn thấy xuất hiện. Danh sách các vị La Hán vẫn luôn duy trì là 16 vị, đến đời nhà Thanh, khi người đời tạc tượng các vị La Hán thì đã thêm Khánh Hữu tôn giả và đại sư Huyền Trang vào tạo thành 18 vị. Tuy nhiên, sau này, hoàng đế Càn Long đã xác định vị La Hán thứ 17 là La Hán Hàng Long và 18 là La Hán Phục Hổ.
Tôn Tượng Thập Bát La Hán – 18 Vị La Hán Bằng Poly vẽ gấm nhật đẹp
Tôn tượng La Hán đẹp là tôn tượng phải thể hiện được khí chất, cốt cách và hạnh nguyện của các vị La Hán. Hiện nay tại Rước Tài Lộc có mẫu tượng 18 vị La Hán bằng poly vẽ chất liệu gấm nhật đẹp. Các chi tiết hoa văn trên áo vô cùng tỉ mỉ và khắc họa chi tiết. Mỗi tôn tượng la hán trong bộ 18 vị La Hán thể hiện được nét hảo tướng. Tôn tượng có chiều cao 163cm
Tên gọi và ý nghĩa của từng vị trong bộ tượng 18 vị La hán
Hình tượng 18 vị La Hán vô cùng phổ biến ở Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều dị bản về các vị La Hán, ở Tây Tạng và Nhật Bản hiện vẫn tiếp tục phối vị 16 La Hán. Các vị La Hán trong danh sách 18 vị La Hán như sau:
1. Tôn giả Bạt La Đọa – La Hán Tọa Lộc
Ngài xuất thân từ dòng Bà La Môn, vốn là một vị đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà, sau xuất gia và thường cưỡi hươu về khuyên bảo quốc vương xuất gia. Người ta thường gọi ngài là “La Hán cưỡi hươu” hay La Hán tọa lộc.
Ngài tên là Tân-đầu-lô-phả-la-đọa (Pindolabhāradvāja) là vị La Hán rất gần gũi với dân gian, thường cùng 1.000 vị La Hán trụ ở Tây Ngưu Hóa Châu. Hình tượng La Hán ngồi trên lưng con hươu thong dong tự tại là minh chứng cho thành quả của việc tu luyện gian khó.
2. Tôn giả Già Phạt Tha – La Hán Khánh Hỷ
Còn gọi là tôn giả Ca Nặng Ca Phạt Tha, vốn là một luận sư có tài hùng biện nổi danh trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Ngài là một vị “thấu hiểu tất cả các tiếng kêu của tội ác”, sau quy y Phật, chứng đắc quả A La Hán, hiểu rõ trong tâm mình có Phật. Ngài từng giải thích ý nghĩa của Vui, của Khánh nên người đời thường gọi ngài là La Hán Khánh Hỷ.
Đức Phật khen ngài là vị La Hán phân biệt thị phi trắng đen rõ ràng nhất. Ngài luôn nỗ lực tu tập, rất tuân thủ khuôn phép, luôn giữ gìn từ ý tứ cho đến hành động, chưa bao giờ cho một ý nghĩ xấu xa nào khởi phát. Nhờ thiện căn sâu dày, ngài đã nhanh chóng thành tựu quả vị La Hán. Tượng La Hán Khánh Hỷ thường được thể hiện với khuôn mặt tươi cười phúc hậu, có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải khéo léo trong việc đối nhân xử thế, luôn hướng thiện và loại trừ cái ác.
3. Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà – La Hán Cử Bát
Ông là vị hòa thượng thường hóa duyên, phương pháp hóa duyên của ông rất đặc biệt, thường giơ bát lên cao hướng về phía người ăn xin. Người đời thường gọi ông là La Hán Cử Bát. Tên gọi của ông là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà (Kanakabharadvāja), là vị đệ tử của Phật, được giao phó trách nhiệm giáo hóa vùng Đông Thắng Thần Châu.
Chuyện kể, quốc vương nước Tăng-già-la ở Nam Hải vốn không tin Phật Pháp. Một sớm mai khi đang cầm gương soi, quốc vương giật mình vì trong gương có hình dáng một vị đại sĩ Bạch Y không phải gương mặt mình. Đây là do phép thần thông của tôn giả Ca-nặc-ca biến ra. Theo lời khuyên của các đại thần, vua đã cho tạc tượng Quan Âm Bồ Tát để thờ phụng và hết lòng tin Phật.
La Hán Cử Bát luôn cầm một chiếc bát sắt để đi khất thực. Việc khất thực là việc không thể thiếu của một việc chân tu, có ý nghĩa rèn luyện lòng từ bi, sự kiên trì, nhẫn nhục. Hình tượng cầm bát sắt khất thực của Ngài cũng là lời giáo huấn về khổ hạnh và chữ nhẫn trong cuộc sống cũng như con đường tu đạo. Ngài thường cùng 600 vị A La Hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.
4. Tôn già Tô Tần Đà – La Hán Thác Tháp
Là vị La Hán có trong tay một ngôi bảo tháp thu nhỏ, bảo tháp này là nơi giữ gìn Xá Lợi Phật, theo Ngài, giữ tháp bên mình là giữ gìn mạng mạch của Phật. Tên gọi của ngài là Tô-tần-đà (Subinda), người đời thường xưng ngài là “La Hán Thác Tháp”.
Tôn giả là người nghiêm khắc tập trung tu tập, ít thích nói chuyện nhưng rất nhiệt tình giúp người. Tôn giả ít khi đi theo Đức Phật ra ngoài mà thường ở nơi tinh xá quét sân, đọc sách. Tôn giả hiếm khi lãng phí thời gian vào việc tán gẫu, chủ yếu dành thời gian tọa thiền nên ngài chứng quả A La Hán rất sớm.
Ngài là một trong những vị đệ tử cuối cùng của Phật, hình tượng của Ngài gắn liền với tòa bảo tháp thu nhỏ trên tay. Hình tượng của ngài mang ý nghĩa việc giác ngộ không cần miệng lưỡi mà là tại tâm. Ngài là vị La Hán thứ 4 theo Pháp Trụ Ký, thường trụ cùng 700 vị A La Hán ở Bắc Câu Lô Châu.
5. Tôn giả Nặc Cự la – La Hán Tĩnh Tọa
Tôn giả Nặc-cự-la hay Nặc-cù-la (Nakula) thuộc gia cấp Sát-đế-lợi, là một võ giả có sức mạnh vô song, trước khi xuất gia, cuộc sống của ngài chỉ có chiến tranh. Đương thời, có vị tên là Uất-đầu-lam-tử, có công phu thiền định cao, từng hy vọng chinh phục tôn giả Nặc-cự-la theo pháp thuật của mình. Tuy nhiên, với niềm tin chân chính, tôn giả khẳng định rằng chỉ có tọa thiền quán chiếu bằng trí tuệ, sự nhẫn nhục bền bỉ, nghiêm trì tịnh giới mới đạt được định lực không thối chuyển.
Sau này, quả nhiên Uất-đầu-lam-tử khởi vọng tâm, toàn bộ công phu tiêu tan, khi chết rơi vào địa ngục. Tôn giả đã cảnh tỉnh vua Ma-kiệt-đà, vua nghe tôn giả giải thích mới hiểu được sự đáng quý của Phật pháp chân chính và khởi phát niềm tin nơi tôn giả. Tôn giả được xếp ở vị trí thứ 5 trong 18 vị La Hán, thường cùng 800 vị A La Hán trụ ở Nam Thiệm Bộ Châu.
Sau khi xuất gia, ngài tu thành La Hán trong tư thế tĩnh tọa. Hình ảnh ngài thường được thể hiện trong tư thế ngồi an tĩnh, trong tay là một chuỗi tràng hạt, có một chú tiểu đứng cạnh. Hình ảnh của ngài thể hiện ý nghĩa, chỉ có đi trên con đường tu tâm chân chính, công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ và sự nhẫn nhục, kiên trì nghiêm trì tịnh giới thì mới đạt được định lực không thể thối chuyển.
6. Tôn giả Bạt Đà La – La Hán Quá Giang
Tên của Ngài là Bạt-đà-la (Bhadra), còn gọi là Hiền vì ngài được sinh dưới cây Bạt-đà, tức cây Hiền. Tôn giả rất thích tắm rửa, có khi tắm đến mười lần một ngày, rất mất thời gian, làm trễ nãi công việc. Việc này đến tai Đức Phật, Đức Thế Tôn gọi ngày đến, dạy cách tắm rửa thiết thực, ngoài tẩy rửa cơ thể thì phải gột sạch cách phiền não, cấu uế trong tâm để thân và tâm đều thanh tịnh.
Theo lời dạy của Đức Phật, ngài siêng năng gột rửa tâm nên rất nhanh đã thành tựu quả A La Hán. Tượng ngài thường được thờ trong các tự viện để nhắc nhở, phản tỉnh tư duy. Tôn giả thường dong thuyền đi hoằng hóa ở các quần đảo ở miền đông Ấn Độ nên được người đời gọi là La Hán Quá Giang.
Hình ảnh của ngài mang ý nghĩa thanh tẩy, gột rửa ô uế để thân và tâm được thanh tịnh, đồng thời mang ý nghĩa thức tỉnh tư duy. Ngài là vị La Hán thứ 6, thường trụ tại Đam Một La Châu cùng 900 vị A La Hán.
7. Tôn giả Ca Lý Ca – La Hán Kỵ Tượng
Ngài tên là Ca-lý-ca (Kalica) còn gọi là tôn giả Già Lực Già, xuất thân vốn là người chăn voi. Sau khi xuất gia tu Phật, thành tựu chính quả, để tưởng nhớ nghề nghiệp của ngài, hình ảnh ngài thường đi kèm một con voi nên được gọi là La Hán Kỵ Tượng hay La Hán cưỡi voi.
Khi Đức Phật đến Tích Lan để thuyết kinh Lăng Già, tôn giả cũng đi theo. Đến khi Đức Phật sắp rời đi, ngài đã ấn dấu chân mình trên một ngọn núi, bảo tôn giả Ca-lý-ca gìn giữ thánh tích này. Nơi này trở thành Phật Túc Sơn, thường được quần chúng kéo đi lễ bái thánh tích rầm rộ. Tôn giả Ca-lý-ca là vị La Hán thứ 7, ngụ tại Tăng Già Trà Châu (Tích La) cùng với 1.000 vị A La Hán.
8. Tôn giả Đốc La Phật Đa La – La Hán Tiếu Sư
Ngài tên là Phạt-xà-la-phất-đa-la (Vajraputra). Tương truyền, trước khi xuất gia, ngài là một thợ săn có thể lực tráng kiệt, một tay có thể ném con sư tử xa hơn 10 mét, thậm chí có thể nâng một con voi một tay, do đó, muông thú gặp ngài đều vô cùng khiếp sợ.
Sau khi xuất gia, ngài đã nỗ lực tu luyện và nhanh chóng thành tựu quả A La Hán. Bên cạnh ngài thường có một con sư tử quấn quýt, người đời gọi ngài là La Hán đùa Sư Tử hay La Hán Tiếu Sư.
Tương truyền, phía bắc tịnh xá Trúc Lâm có ao nước mát có thể trị được nhiều bịnh. Sau khi Phật nhập diệt, nước ao khô cạn, ngoại đạo liền phao tin rằng Phật pháp đã suy vi. Ngài liền bảo mọi người: “Nước ao cạn khô vì mọi người không có niềm tin kiên cố nơi Phật pháp. Nếu tất cả đều vâng lời Phật dạy, một lòng tín thọ phụng hành như khi Phật còn tại thế thì tôi đảm bảo nước trong ao sẽ không bao giờ cạn khô”.
Mọi người khởi phát lòng tin vào Tam bảo, từ đó nước ao luôn tràn đầy và trong xanh. Hình tượng của La Hán Tiếu Sư thường được khắc họa mạnh mẽ, dữ tợn hơn các vị La Hán khác. Ngài là vị La Hán thứ 8, thường cùng 1.100 vị La Hán trụ ở Bát Thích Noa Châu.
9. Tôn giả Tuất Bác Già – La Hán Khai Tâm
Tôn giả có tên gọi là Thú-bác-ca (Jivaka), vốn là một Bà-la-môn nổi danh. Tương truyền, nghe nói thân Phật cao một trượng sáu, tôn giả không tin bèn chặt một cây trúc dài một trượng sáu để đích thân đo Phật. Lạ thay, dù đo bằng cách nào thì thân Phật vẫn cao hơn một chút, dù đo mấy lần thì thân Phật vẫn cao hơn. Lúc này, ông mới thật sự khâm phục và xin quy y làm đệ tử Phật.
Sau khi xuất gia, trải qua bảy năm khổ hạnh, tôn giả đã chứng quả A La Hán, còn được gọi là La Hán Khai Tâm. Tượng của Ngài được khắc họa với hình ảnh một vị tôn giả vạch áo bày ngực, thể hiện ý nghĩa hiển lộ tâm Phật, nhằm nhấn mạnh rằng đức tin trong ngài là bền vững, trường tồn, khó lòng thay đổi. Ngài là vị La Hán thứ 9 trong 18 vị La Hán, ngụ tại núi Hương cùng 900 vị La hán.
10. Tôn giả Bán Thác Già – La Hán Thám Thủ
Tên của ngài là Bán-thác-ca (Panthaka), dịch theo tiếng Trung có nghĩa là Đại lộ biên sanh. Ông là một thanh niên trí thức, khi nghe Phật thuyết pháp thì có ý định xuất gia, được gia đình chấp thuận. Sau khi gia nhập Tăng đoàn không bao lâu thì chứng quả A La Hán.
Sau này, ngài có hướng dẫn em mình là Châu-lợi-bàn-đặc xuất gia, thời gian đầu, do thấy em mình không thể thông suốt nên khuyên em hoàn tục. Về sau, Châu-lợi-bàn-đặc cũng chứng thánh quả, tôn giả Bán-thác-ca hết sức vui mừng, dẫn nhau về pháp đường, được Đức Phật tán dương.
Tôn giả Bán-thác-ca thường thích ngồi thiền bán già, mỗi khi thức dậy thường giơ tay lên cao và hít một hơi thật dài. Hình tượng Ngài được khắc họa giơ hai tay lên cao một cách sảng khoái sau quá trình thiền định, là biểu hiện của sự giác ngộ, tinh thần phấn chấn, thoải mái sau khi tu tập Phật giáo. Ngài còn được gọi là La Hán Giơ Tay hay La Hán Thám Thủ, trụ ở Tất-lợi-dương-cù-châu.
11. Tôn giả La Hầu La – La Hán Trầm Tư
Tôn giả La Hầu La (Rãhula) là một trong những vị đệ tử xuất sắc của Đức Phật. Sau khi theo Phật xuất gia, ngài bỏ dần khí vương giả và thói xấu trêu ghẹo người khác. Ngài luôn khiêm cung nhẫn nhục, không thích tranh cãi hơn thua, khi đi khất thực bị bọn côn đồ ném đá chảy máu, ngài chỉ lặng lẽ đến bờ suối rửa sạch rồi băng bó.
Sau khi chứng quả A La Hán, ngài lặng lẽ tu tập, được Đức Phật tán dương là vị đệ tử Mật Hạnh đệ nhất, được chọn là 1 trong số 16 La Hán lưu lại nhân gian. Với đức tính lặng lẽ, không hơn thua, khiêm trung, không sân si với đời, ngài được gọi là La Hán trầm tư. Ngài là vị La hán thứ 11, trụ ở Tất-lợi-dương-cù châu.
12. Tôn giả Na Già Tê Na – La Hán Khoái Nhĩ
Ngài có tên là Na-già-tê-na, còn được gọi là Na Tiên, tên gọi của ngài theo tiếng Phạn có nghĩa là đội quân của rồng tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên. Ngài sinh ra ở miền Bắc Ấn Độ, nổi danh với tài biện luận. Tôn giả đã từng chỉ dạy vua Di-lan-đà, giúp vua trở thành vị quốc vương anh minh, hết lòng ủng hộ Phật pháp.
Có nơi nói tôn giả Na Tiên chuyên tu về nhĩ căn, mọi âm thanh vào tai đều giúp cho tánh hiển lộ, từ nhĩ căn viên thông phát triển thành thiệt căn viên thông, sau lại dùng âm thanh thuyết pháp đưa người vào đạo. Trong bộ tượng 18 vị La Hán, tôn tượng của ngài thường mô tả hành động ngoáy tai, mang ý nghĩa con người hãy luôn biết học cách lắng nghe để giúp rèn luyện mài giũa bản thân, từ đó thông tuệ hơn trong mọi việc. Ngài là vị La Hán thứ 12, trụ trong núi Bán-độ-ba.
13. Tôn giả Yết Đà – La Hán Bố Đại
Tên ngài là Nhân-yết đà, còn gọi là Nhân-kiệt-đà (Angada). Ngài vốn là người bắt rắn ở Ấn Độ, do xứ này có rất nhiều rắn độc và hay cắn chết người. Khi bắt rắn, ngài bẻ hết răng nanh độc của chúng rồi phóng thích lên núi, hành động này được xem là biểu trưng của lòng từ bi. Sau khi đắc đạo, ngài thường mang một túi vải đựng rắn bên người, trùng hợp giống với Bố Đại Hòa Thượng ở Trung Hoa.
Một lần, có một người nước Ô-trượng-na muốn tạc tượng Di Lặc Bồ Tát nhưng do chưa thấy diện mạo Bồ Tát nên không dám làm. Ông lập hương án, khấn nguyện, cung thỉnh một vị Hiền Thánh giúp mình. Lúc này có một vị La Hán xưng là Nhân-yết-đà, giúp đưa ông lên cung trời Đâu Suất gặp Di Lặc Bồ Tát.
Sau đó, La Hán Bố Đại được khắc họa với hình tướng mập mạp, bụng to, bên người mang theo túi vải lớn như hiện thân của Di Lặc Bồ Tát, và được cho là ít nhiều có liên quan đến câu chuyện này. La Hán Bố Đại là vị La Hán thứ 13, trụ ở núi Quảng Hiếp. Hình tượng của nghĩa có ý nghĩa về lòng từ bi đức độ, được xem là cốt lõi của mọi hạnh nguyện.
14. Tôn giả Phạt Na Bà Tư – La Hán Ba Tiêu
Ngài tên là Phạt-na-bà-tư (Vanavãsin), sau khi xuất gia tu Phật thì thường tu tập nơi núi rừng, dưới các cây chuối nên còn được gọi là La Hán Ba Tiêu. Trong 18 vị La Hán, ngài là vị la Hán thích tu tập nơi núi rừng, gần gũi với thiên nhiên, thường xuất hiện dưới các cây chuối.
Ngài là vị La Hán thứ 14, trụ ở núi Khả Trụ. Theo Pháp Trụ Kinh, La Hán Ba Tiêu thường ngồi ở hang đá, ngài choàng áo choàng qua vai, hay nhắm mắt, nét mặt thư thái, hai tay luôn để trong ống tay áo như đang thiền định.
15. Tôn giả A Thị Đa – La Hán Trường Mi
Ngài có tên gọi là A-thị-đa (Ajita) là người dòng dõi Bà La Môn, thuộc nước Xá Vệ. Tương truyền, khi mới sanh ra đời ngài đó có hàng lông mày rủ dài xuống, là báo hiệu kiếp trước từng là một nhà sư. Khi xuất gia theo Phật, ngài phát triển thiền quán, nhanh chóng chứng quả A La Hán.
Ngài là một trong những thị giả của Phật, hay du hóa trong dân gian, giúp hoằng dương Phật pháp. Nhắc đến La Hán Trường Mi, người ta nghĩ ngay đến sự từ bi, đức độ và dành trọn niềm tin cho Phật. Ngài là vị La Hán thứ 15, trụ ở Linh Thứu Sơn cùng 1.500 vị A La Hán.
16. Tôn giả Chú Đồ Thác – La Hán Kháng Môn
Tên gọi của ngài là Chú-trà-bán-thác-ca hay Châu-lợi-bàn-đặc, là em của La Hán Thám Thủ. Tương truyền, ngài vốn không thông minh, không tiếp thu được Phật Pháp, từng được anh mình khuyên hoàn tục. Tuy nhiên, dưới sự chỉ dạy của Đức Phật và sự siêng năng thực hành pháp môn quét rác với chiếc chổi trên tay, ngài đã tu thành chính quả, trở thành A La Hán.
Ngài là tấm gương mẫu mực về sự kiên trì, quyết tâm, nhẫn nại. Tượng ngài thường được khắc họa với hình ảnh cầm chiếc gậy, trên gậy treo những chiếc chuông nhỏ. Đây là linh vật mà Đức Phật đã trao tặng cho ngài với ý nghĩa khi đi khất thực thì không cần gõ cửa từng nhà, tiếng chuông sẽ vang lên nếu gia chủ muốn bố thí. Ngài là vị La Hán thứ 16, thường trụ ở núi Trì Trục.
17. Tôn giả Già Diệp – Hàng Long La Hán
Tên gọi của ngài là Nan-đề-mật-đa-la, ra đời sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 800 năm. Ngài sinh ra tại nước Sư Tử, được coi là vị La Hán có đạo hạnh trang nghiêm, thần thông quảng đại.
Tương truyền, có lần, đảo Sư Tử bị Long Vương dâng nước nhấn chìm, tôn giả đã ra tay hàng phục con rồng, cứu giúp dân chúng và được phong tặng danh hiệu Hàng Long La Hán. Khi sắp thị tịch ngài cho biết có 16 vị La Hán vâng lệnh Đức Phật lưu trụ cõi Tà Bà để ủng hộ Phật pháp. Sau khi nói xong Pháp Trụ Ký, tôn giả Khánh Hữu bay lên không trung dùng chơn hỏa tam muội thiêu thân, vô số xá lợi ngũ sắc rơi xuống.
Mọi người luôn vững tin ngài không rời thế gian mà cùng 16 vị La Hán kia tiếp tục hoằng hóa Phật Pháp. Ngài là vị La Hán thứ 17, được gọi là Hàng Long La Hán. Trong bộ tượng 18 vị La Hán, tượng của ngài được khắc họa với dáng vẻ dũng mãnh, đang chiến đấu với một con rồng.
18. La Hán Phục Hổ
Tên gọi của ngài là Đạt-ma-đa-la hay Tần-đầu-la (Dharmatrãta), người núi Hạ Lan, tỉnh Cam Túc. Thuở nhỏ, ngài rất thích chiêm ngưỡng hình tượng 16 vị La Hán được thờ trong các điện chùa. Ngài cũng thường được sư phụ kể về những chuyện thần kỳ của các vị La Hán.
Sau này, ngài được một vị La Hán chỉ dạy nên rất siêng năng tọa thiền, xem kinh, làm việc thiện. Đạt-ma-đa-la phát tâm tu hành, nghiêm túc thực hiện lời dạy của bậc La Hán nên chẳng bao lâu cũng chứng quả, thành tựu La Hán.
Ngài thường du hóa nhân gian, cứu giúp dân chúng. Một lần, ngài thu phục một con hổ dữ và đi đâu cũng dẫn theo nó. Sau này, hình tượng Ngài được vẽ thêm một con hổ, người đời gọi ngài là La Hán Phục Hổ.
Ý nghĩa của việc thờ 18 vị La Hán
Nguồn gốc của các vị La Hán được ghi chép trong cuốn Pháp Trụ Ký, ban đầu chỉ đề cập đến 16 vị La Hán, sau được thêm vào 2 vị là Hàng Long La Hán và Phục Hổ La Hán. Các vị này là đệ tử của Phật, vâng lệnh Phật ở lại nhân gian để hộ trì Phật Pháp, hoằng dương Phật giáo mà không về Tây Thiên. Tại nhân gian, các ngài bảo vệ Phật hiệu, chiêu phục chúng sinh, thuyết giảng Phật Pháp.
La Hán hay A la Hán là quả vị được đề cập trong Phật giáo Nguyên Thủy, đã đoạn tuyệt phiền não, đạt tới cảnh giới Niết Bàn, chỉ là chưa thành Phật mà thôi. Trong tiếng Phạn, A La Hán là Arahat, có nghĩa là Sát tặc, Vô sanh và Ứng Cúng. Trong đó, sát tặc có nghĩa là diệt hết phiền não trong tâm, thoát khỏi mê muội, vọng tưởng, nghi hoặc.
Vô sanh đồng nghĩa với Niết bàn, nghĩa là các ngài đã đạt đến trạng thái tâm lý yên tịnh, không sanh không diệt, không còn vướng bận sanh tử luân hồi. Còn Ứng cúng là chính quả La Hán. Tức là đã đoạn diệt với tất cả nguyên nhân dẫn đến sinh tử. Các ngài được trời cung dưỡng, xứng đáng cho trời người cúng dường.
Việc thờ tượng 18 vị La Hán trước hết là để ghi nhớ, thể hiện lòng tôn kính của người dân đối với các ngài. Cuộc đời của các ngài siêu nhiên, kỳ bí nhưng cũng rất gần gũi với chúng sinh, đã làm rất nhiều điều cho chúng sinh. Các ngài là những đệ tử đắc đạo, tu thành quả vị A La Hán, có công đức vô lượng.
Mỗi vị La Hán là một tồn tại riêng biệt, hình tượng của các Ngài mang những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ đều là những bậc giác ngộ, đạt đến trạng thái giải thoát hoàn toàn khỏi chu kỳ tái sinh và khổ đau. Họ đã đạt được những thành tựu đáng kính trong việc tu hành giác ngộ, là tấm gương mẫu mực để chúng ta học tập, nỗ lực hướng đến.
Cách thỉnh và sắp xếp tượng 18 vị La Hán
Bộ tượng 18 vị La Hán không chỉ được thờ tại nhiều ngôi chùa, tự viện mà còn được nhiều gia chủ thỉnh về thờ tại gia. Khi thờ 18 vị La Hán, chúng ta cần sắp xếp không gian thờ sao cho phù hợp. Trường hợp tượng có kích thước nhỏ thì có thể bố trí trên một bàn thờ, nếu tượng kích thước lớn thì cần thiết kế không gian thờ sao cho thích hợp nhất.
Khi đã chọn được vị trí thờ, gia chủ chuẩn bị các vật phẩm cho bàn thờ Phật, Bồ Tát, các vị La Hán như bát hương, đèn thờ, kỷ nước, đĩa trái cây, bình hoa… Sau đó chọn được địa chỉ phù hợp để thỉnh tượng Thập Bát La Hán. Tượng thờ nên được thỉnh từ các cơ sở chuyên đồ thờ cúng, có chất lượng tốt, diện tượng đẹp, hoan hỷ…
Sau khi đã chọn được tượng thờ, gia chủ có thể gửi tượng vào chùa để các sư làm lễ khai quang hoặc thỉnh tượng về nhà, làm lễ khai quang và lễ an vị tượng La Hán. Khi sắp xếp tượng 18 vị La Hán, gia chủ có thể chia thành 2 dãy, mỗi dãy gồm 9 vị, một bên là các vị La Hán thường ngồi trên tảng đá, gốc cây, bên còn lại là các vị La Hán ở tư thế cưỡi thú. Hoặc cũng có thể chia là 2 dãy, gồm 9 vị La Hán từ 1 – 9 và hàng thứ 2 gồm 9 vị theo thứ tự từ 10 – 18.
Trên đây là bộ tượng 18 vị La Hán đẹp, có tính thẩm mỹ cao tại cửa hàng Rước Tài Lộc. Quý thầy, quý cô, quý Phật tử, quý khách hàng có nhu cầu thỉnh tượng 18 vị La Hán đẹp, chất lượng có thể liên hệ cửa hàng chúng con qua hotline hoặc Zalo 093.9194.468.
Có thể bạn quan tâm: